Thong Tay Hoi, VN
Mon, 4/29/2024
scattered clouds
34
Scattered clouds

34°C - 35°C

55%

1011hPa

2.57m/s

40%

10Km

10:35 PM

11:05 AM

Tôi có vài người bạn, mỗi năm đều đặn ngày 28 Tết gia đình của họ đều rủ nhau cùng gói bánh chưng, các bà vợ chuẩn bị lá, gạo, đỗ, thịt, còn các ông chồng thì cắt lá, gói bánh. Cầu kỳ hơn thì trước khi gói bà vợ bạn tôi sẽ nhuộm gạo bằng lá riềng, bánh luộc xong sẽ rất xanh và thơm. Những đứa trẻ trong gia đình sẽ ngồi bên bố mẹ chăm chú nhìn người lớn gói bánh và thích thú khi được bố gói cho cái bánh nhỏ bằng bàn tay. Đêm 28 Tết ở miền Bắc thường khá lạnh nhưng không ai đi ngủ sớm vào ngày đó - bao gồm cả những đứa trẻ, tất cả sẽ cùng thức thật khuya trông nồi bánh và nướng mía, ngô, khoai. Rõ ràng ngay bản thân tôi và những người bạn của tôi thừa điều kiện để mua mấy cái bánh cúng Tết, nhưng chẳng ai làm thế cả, hỏi tại sao thì tất cả đều nói: "Tết mà, có gói bánh thì mới có không khí Tết, bận nhưng mà vui, cũng phải cho bọn trẻ biết văn hoá dân tộc và dạy chúng cách gìn giữ chứ!?". Có thể về sau những chiếc bánh gói ra sẽ rất lâu mới ăn hết, nhưng mọi người vẫn gói, đơn giản vì ngày Tết sẽ có bánh chưng, bánh tét, không ai có thể phủ nhận điều đó. Nó giống như người Hàn Quốc sẽ ăn canh bánh gạo, người Đức ăn cá chép, bánh chiên nhân mứt Pfannkuchen vào dịp năm mới hay người Mỹ ăn gà tây vào mỗi dịp lễ Tạ ơn vậy - đó là truyền thống và nét riêng của mỗi dân tộc. Hôm nay đọc một bài viết của cô "nhà văn" có tên Phạm Thị Hoài hiện đang sống ở Đức về chiếc bánh chưng, cô này viết: "Trong các món Tết, tôi ngại nhất bánh chưng. Ẩm thực và văn chương có nhiều tương đồng, bánh chưng là một thứ văn xuôi thô, nặng, dềnh dàng, xơi một góc đã nghẹn và hứa hẹn từ phần còn lại là bội thực. Lá gói lạt buộc hì hục, nấu như kháng chiến trường kỳ, song công phu vất vả thế vẫn chưa hết. Cái kiệt tác của ẩm thực dân tộc ấy đầy nguy cơ nhão nhoét, thiu, mốc, sống, sượng, chưa kể động thái lại gạo khét tiếng, cộng thêm bước bóc bánh nên gọi chân thành là tra tấn và thực tế chắc chắn là chỉ sau một đũa xắn nó sẽ mất trắng tổng thể nghệ thuật và mỗi phút một hết cả xanh lẫn rền để cuối bữa chỉ còn là một di tích lạnh lẽo, xám xịt, tả tơi trên mâm cỗ. Văn bánh chưng là văn to nhưng không lớn, rắc rối nhưng không phức tạp, lớp trong lớp ngoài nhưng không đa tầng, nghiêm nhưng không cẩn. Đã thế lại là văn cúng cụ, nhất định phải đặt lên bàn thờ. Bao nhiêu nhân chi sơ tính bản hiếu, thiên văn, địa lý, hiền triết và biện chứng phương Đông, âm dương, ngũ hành, tâm linh, nhân sinh, văn minh lúa nước…, nhồi cả vào một món bánh, biểu tượng ẩm thực cổ truyền của người Việt". Chợt cảm thấy không hiểu nổi cô nhà văn này có còn "gốc" không?! Không hiểu trước khi sang Đức và trước khi viết ra những dòng đó cô nhà văn này đã được đọc Sự tích bánh chưng, bánh giày chưa?! Không lý gì để một chiếc bánh 'tệ' như cách cô nhà văn kia miêu tả vẫn tồn tại và được người Việt trân trọng coi là biểu tượng của Tết tồn tại suốt hơn 2000 năm dài đằng đẵng. Khi mà chiếc bánh chưng ra đời ở phương Tây người ra vẫn tin rằng trái đất là một mặt phẳng và hàng ngày mặt trời thò lên thụt xuống trên cái mặt phẳng ấy, người Việt khi đó cũng tự có thế giới quan của mình và cho rằng đất hình vuông, trời hình tròn bao bọc lấy đất - không lẽ những tư duy cổ xưa đó khi con người chưa đủ hiện đại để khám phá thế giới lại trở thành sai khi định nghĩa chiếc bánh chưng và làm nó trở nên lố bịch?! Cư dân nông nghiệp dùng những phẩm vật mà mình làm ra như gạo, đỗ, thịt để làm thành chiếc bánh. Tôi không nghĩ khi tạo ra chiếc bánh và việc chiếc bánh tồn tại cho đến bây giờ vì nó dựa vào mấy thứ triết học, ngũ hành, tâm linh sâu xa, mà đơn giản vì từng thế hệ người Việt đều đã gói bánh và dạy con cháu mình gói bánh vào mỗi dịp Tết - như cách tôi và các bạn của tôi đang làm. Và cũng không chỉ có mỗi bánh chưng người ta mới dâng lên bàn thờ hay bắt buộc phải dâng lên bàn thờ như cách cô nhà văn kia nói. Người Việt vốn tôn trọng tổ tiên và mọi phẩm vật từ đơn giản nhất đến thơm ngon nhất họ đều dâng cúng một cách trân trọng - đó là truyền thống tốt đẹp - thế giới cũng đã công nhận điều đó qua tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng với dịp lễ giỗ Tổ Hùng Vương. Một bạn đã bình luận ngay dưới bài viết: "Lộng ngôn! Nếu viết như cái gọi là "cảm nhận" của bà thì Roggenmischbrot sẽ là một cục gạch sống sượng, Sashimi thì ăn tanh bỏ mịa, risoto là thứ cơm nửa mùa, escargots de bourgogne cũng chả thể đồi tr.ụy bằng một quán ốc vỉa hè Việt Nam, còn lẩu Tứ Xuyên thì nhấn chìm con người ta vào biển mỡ. 100 năm trước Vũ Trọng Phụng đã mỉa mai sự Âu hóa lởm, mà 100 năm sau di chứng của nó vẫn còn Mỗi dân tộc đều có những nét đặc sắc riêng, tại sao lại cứ cố ép khung giá trị lên nhau như thế?". Một "nhà văn" nhưng có lẽ chưa học hết cấp 2! Nguồn: HVPCPĐ

493
500
4
0

  • Peter Lê
    Peter Lê
    Ăn thêm hai miếng củ kiệu với làm tí dưa góp chua, ăn rau ăn cỏ vào thì làm sao mà khó tiêu được ạ????...

    View more

    • Haha

    • Reply
    • 2 years ago
    • Đặng Ngọc Hà
      Đặng Ngọc Hà
      Rồi bả chê ai thì chê nhưng chê bánh chưng thì ko khác gì bả tự vả vào mặt tổ tiên cả, cả năm mới...

      View more

      • Haha

      • Reply
      • 2 years ago
      • Nguyễn Kiều Tú Chii
        Nguyễn Kiều Tú Chii
        Bánh Chưng của Việt Nam chúng tao có nguồn có gốc, có câu chuyện đằng sau đó, có lịch sử, có ghi chép, có tuổi...

        View more

        • Haha

        • Reply
        • 2 years ago
        • 1
        Make money easily with Hahalolo!
        Featured experience

        Phuket: Hòn ngọc của Thái Lan
        Phuket: Hòn ngọc của Thái Lan
        Tickets Vietnam

        Tickets Vietnam

        4 days ago

        Registered with the Ministry of Industry and Trade
        Notified to the Ministry of Industry and Trade
        Associate member of the United States Tour Operators Association
        © Hahalolo 2017. All rights reserved