Thong Tay Hoi, VN
Tue, 4/16/2024
few clouds
30
Few clouds

30°C - 30°C

79%

1008hPa

5.66m/s

20%

10Km

10:41 PM

11:04 AM

Trung Quốc gánh hậu quả vì ngoại giao kiểu "chiến binh sói" thời Covid-19 Úc vẫn đang kêu gọi một cuộc điều tra về nguồn gốc của Covid-19. Đức và Anh thì nghi ngại về việc hợp tác với gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei. Tổng thống Mỹ đổ lỗi và đòi trừng phạt Trung Quốc. Một số nước khác yêu cầu Trung Quốc bồi thường vì thiệt hại liên quan đến Covid-19. Ngày càng có nhiều phản ứng gay gắt từ cộng đồng quốc tế nhằm vào Trung Quốc vì cho rằng nước này đã mắc sai lầm trong cách xử lý dịch Covid-19. Điều này tác động không nhỏ đến những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm hướng tới vai trò dẫn đầu thế giới trong cuộc chiến với dịch Covid-19. Theo New York Times, Trung Quốc không bao giờ nhận sai và luôn đáp trả cứng rắn đối với những chỉ trích từ bên ngoài. Bắc Kinh vừa tăng cường viện trợ y tế cho một số quốc gia chống Covid-19, vừa thúc đẩy giọng điệu đáp trả quyết liệt nếu không vừa ý. Trung Quốc tung ra những lời đe dọa tẩy chay kinh tế nhưng đồng thời cũng đòi hỏi các nước phải thể hiện lòng biết ơn vì được giúp đỡ trong khủng hoảng. Kết quả của chiến lược ngoại giao kiểu này là sự sụt giảm về niềm tin và ngờ vực ngày càng tăng đối với Trung Quốc không chỉ ở châu Âu mà thậm chí còn ở cả châu Phi. Trung Quốc đang tự làm suy yếu hình ảnh của chính mình khi ban đầu cố tỏ ra là một đất nước hào phóng trong cuộc chiến với dịch bệnh. Trước và trong cuộc khủng hoảng Covid-19, Trung Quốc luôn thể hiện chiến lược ngoại giao cứng rắn và quyết liệt. Phong cách ngoại giao của Trung Quốc được đánh giá với cái tên “chiến binh sói” (lấy cảm hứng từ 2 bộ phim sản xuất tại Trung Quốc). “Trung Quốc đang có một thương hiệu ngoại giao mới. Những thế hệ các nhà ngoại giao trẻ tuổi của nước này dường như cạnh tranh lẫn nhau để trở nên “cực đoan” hơn. Họ sẵn sàng đe dọa hay thậm chí là xúc phạm những quốc gia nơi họ được điều tới”, Francois Godement, cố vấn cấp cao cho viện Montaigne có trụ sở tại Paris (Pháp), nhận xét. Chiến lược ngoại giao của Trung Quốc dường như ngày càng trở nên gay gắt hơn trong bối cảnh dịch bệnh lây lan gần như toàn cầu. Điều này thúc đẩy sự ngờ vực, tức giận của một số nước đối với Bắc Kinh. Ít nhất 7 đại sứ của Trung Quốc tại Pháp, Kazakhstan, Nigeria, Kenya, Uganda, Ghana và Liên minh châu Phi, đã bị chính quyền sở tại triệu tập để trả lời về các cáo buộc liên quan tới phân biệt đối xử với người châu Phi tại Quảng Châu. Chính quyền Quảng Châu sau đó đã phải ban hành các biện pháp nhằm chống phân biệt đối xử đối với người châu Phi tại thành phố này. Tuần trước, Trung Quốc đã dọa sẽ cắt viện trợ y tế cho Hà Lan vì đưa thêm từ “Đài Bắc” vào tên văn phòng đại diện tại Đài Loan. Trước đó, đại sứ quán Trung Quốc tại Berlin (Đức) cũng chỉ trích gay gắt tờ Bild (báo Đức). Nguyên nhân là tờ báo này đã yêu cầu Trung Quốc bồi thường 160 tỷ USD cho Đức vì thiệt hại do Covid-19. .Trước và trong cuộc khủng hoảng Covid-19, Trung Quốc luôn thể hiện chiến lược ngoại giao cứng rắn và quyết liệt. Phong cách ngoại giao của Trung Quốc được đánh giá với cái tên “chiến binh sói” (lấy cảm hứng từ 2 bộ phim sản xuất tại Trung Quốc). “Trung Quốc đang có một thương hiệu ngoại giao mới. Những thế hệ các nhà ngoại giao trẻ tuổi của nước này dường như cạnh tranh lẫn nhau để trở nên “cực đoan” hơn. Họ sẵn sàng đe dọa hay thậm chí là xúc phạm những quốc gia nơi họ được điều tới”, Francois Godement, cố vấn cấp cao cho viện Montaigne có trụ sở tại Paris (Pháp), nhận xét. Chiến lược ngoại giao của Trung Quốc dường như ngày càng trở nên gay gắt hơn trong bối cảnh dịch bệnh lây lan gần như toàn cầu. Điều này thúc đẩy sự ngờ vực, tức giận của một số nước đối với Bắc Kinh. Ít nhất 7 đại sứ của Trung Quốc tại Pháp, Kazakhstan, Nigeria, Kenya, Uganda, Ghana và Liên minh châu Phi, đã bị chính quyền sở tại triệu tập để trả lời về các cáo buộc liên quan tới phân biệt đối xử với người châu Phi tại Quảng Châu. Chính quyền Quảng Châu sau đó đã phải ban hành các biện pháp nhằm chống phân biệt đối xử đối với người châu Phi tại thành phố này. Tuần trước, Trung Quốc đã dọa sẽ cắt viện trợ y tế cho Hà Lan vì đưa thêm từ “Đài Bắc” vào tên văn phòng đại diện tại Đài Loan. Trước đó, đại sứ quán Trung Quốc tại Berlin (Đức) cũng chỉ trích gay gắt tờ Bild (báo Đức). Nguyên nhân là tờ báo này đã yêu cầu Trung Quốc bồi thường 160 tỷ USD cho Đức vì thiệt hại do Covid-19. Jingye Cheng – đại sứ Trung Quốc tại Úc cảnh báo, hành động của Thủ tướng Morrison có thể khiến nhiều người Trung Quốc đánh giá không tốt về Úc và dẫn đến những hệ lụy về kinh tế. “Cha mẹ của các du học sinh sẽ nghĩ: Liệu có nên gửi con cái đến học tại nơi mà họ cảm thấy chẳng mấy thân thiện hay không? Nhiều người khác cũng sẽ tự hỏi: Tại sao phải uống rượu vang của Úc? Tại sao phải ăn thịt bò Úc?”, ông Cheng phát biểu “Ở các nước châu Âu như Đức, sự ngờ vực đối với Trung Quốc cũng gia tăng nhanh chóng. Tại Đức cũng như Anh, ngoài vấn đề về việc có nên hợp tác với Huawei để xây dựng mạng 5G hay không, nhiều câu hỏi liên quan đến chất lượng của các thiết bị y tế đến từ Trung Quốc cũng được đưa ra”, Angela Stanzel từ Viện các Vấn đề Quốc tế và An ninh Đức, nhận xét. Pháp – quốc gia vốn có quan hệ khá tốt với Bắc Kinh, gần đây cũng phải nổi giận trước những phát ngôn đến từ một số nhà ngoại giao Trung Quốc cáo buộc rằng, nước này cố tình để người cao tuổi tử vong vì Covid-19 trong các viện dưỡng lão. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian và các nghị sĩ đều thể hiện sự bất bình mặc dù Pháp và Trung Quốc trước đó từng hợp tác và trao đổi viện trợ y tế. Chính phủ Đức cũng từng phàn nàn rằng, các nhà ngoại giao Trung Quốc thúc ép một số quan chức và công ty lớn tại Đức viết thư để thể hiện sự biết ơn đối với Trung Quốc vì đã hỗ trợ đối phó dịch Covid-19. “Điều tương tự cũng xảy ra ở Ba Lan. Trung Quốc gây áp lực khiến cho Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda phải gọi điện cho ông Tập Cận Bình để cảm ơn về sự hỗ trợ”, Đại sứ Mỹ tại Warsaw (thủ đô Ba Lan) Georgette Mosbacher, cho biết. “Châu Âu đã hơi ‘ngây thơ’ trong mối quan hệ với Trung Quốc, nhưng khối này đang chuyển sang cách tiếp cận thực tế hơn”, ông Josep Borrell, Đại diện Ngoại giao và An ninh Cấp cao kiêm Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu, phát biểu hôm 3.5. Zi Zhongyun, chuyên gia lâu năm về Mỹ tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cũng bày tỏ lo ngại về phong cách ngoại giao kiểu “chiến binh sói” của Trung Quốc. “Những phản ứng như vậy có nguy cơ khiến mọi thứ trở nên mất kiểm soát”, bà Zi Zhongyun nhận xét. Theo The New York Times

11
40
0
0

  • Tod Hudson
    Trung Quốc năm nay nhọ thế
    • Haha

    • Reply
    • 4 years ago
    • Trịnh Bình
      các nước khác nên cân nhắc thật kỹ
      • Haha

      • Reply
      • 4 years ago
      • Nguyen Julia
        Nguyen Julia
        Trời ơi thua tụi Trung quốc ni luôn
        • Haha

        • Reply
        • 4 years ago
        Make money easily with Hahalolo!
        Featured experience

        Chuyến du lịch Bình Phước đầy ắp trải nghiệm ấn tượng
        Chuyến du lịch Bình Phước đầy ắp trải nghiệm ấn tượng
        Registered with the Ministry of Industry and Trade
        Notified to the Ministry of Industry and Trade
        Associate member of the United States Tour Operators Association
        © Hahalolo 2017. All rights reserved